các-bạn-trẻ-rất-thích-đến-bát-tràng-để-thỏa-sức-sáng-tạo-mà-không-mất-quá-nhiều-tiền-ngoctun.com_

Gốm Bát Tràng “ngổn ngang nhiều chuyện”

Bát Tràng có đầy đủ thế và lực để trở thành 1 điểm đến văn hóa phục vụ các hoạt động du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa và đối tượng nhắm tới là khách du lịch nước ngoài.

cac-ma%cc%a3%cc%86t-hang-go%cc%82m-bat-trang-ra%cc%82t-da-da%cc%a3ng-ngoctun-com

Bát Tràng là một làng nghề cổ nằm bên sông Hồng, đến từ đầu làng ta đã thấy la liệt các mặt hàng gốm sứ, các cửa hàng, lò gốm sứ… Từ xưa dân làng Bát Tràng và Cao Giang đã sống bằng nghề “ kiếm cơm từ đất” và trải qua bao sóng gió thăng trầm của thời đại, bao binh biến đổi thay, đến nay, sản xuất và buôn bán gốm sứ vẫn là nghề chính, nguồn kinh tế chính của nhân dân nơi . Với vốn sẵn có là làng cổ có nghề làm gốm sứ cộng thêm phong cảnh hữu tình, các di tích lịch sử trong của xã, Bát Tràng có đầy đủ điều kiện để phát triển du lịch văn hóa. Nhưng hiện nay, khách thập phương đến nơi đây mục đích chủ yếu là để mua sắm, bán buôn, hoặc các bạn sinh viên đến bát tràng để chơi làm gốm..

mo%cc%a3%cc%82t-goc-ca%cc%89ng-ha-no%cc%a3%cc%82i-va-ca%cc%82y-da-co%cc%82%cc%89-thu%cc%a3-cu%cc%89a-ngo%cc%82i-chua-co%cc%82%cc%89-ngoctun-com

Đến Bát Tràng không kể ngày cuối tuần hay ngày bình thường, ta đều thấy được sự nhộn nhịp người ra vào chợ gốm cổ, đa phẩn là sinh viên đến nặn gốm hoặc người dân đến sắm sửa các sản phẩm gốm sứ cho gia đình, khách du lịch nước ngoài thì gần như vắng bóng. Trò chuyện với một chủ cửa hàng sân chơi gốm, anh cho biết khách đến cửa hàng anh và khách đến chợ gốm cổ: “Chủ yếu là sinh viên đến chơi và mua sắm các sản phẩm nhỏ, người dân nơi khác đến mua hàng hoặc kí kết hợp đồng, khách nước ngoài đến đây thì ít”.

Theo những gì trao đổi với chị Bích – hướng dẫn viên du lịch của công ty du lịch lữ hành Focus Travel thì dù đang là mùa du lịch, nhưng số lượng tour về thăm Bát Tràng rất ít, khách đến đây chủ yếu vì họ muốn đi xem làng nghề cổ và tìm hiểu cách thức để tạo ra các sản phẩm gốm, còn để mua sản phẩm về thì khách du lịch chủ yếu chọn các sản phẩm nhỏ như bát đĩa, bộ ấm chén. Khi được hỏi nguyên nhân tại sao lượng tour về làng cổ thấp như vậy, chị Bích giải thích : “ Có lẽ Bát Tràng chưa đủ hấp dẫn nên khách chưa chọn địa điểm này”. Bà Terry ( người Australia) đến thăm Bát Tràng chia sẻ “It is very interesting to see potteries being made every year and many years ago” ( Thật thú vị khi được ngắm nhìn những món đồ gốm được tạo ra hàng năm và những món đồ cổ). Khi nói đến việc nếu có cơ hội thứ 2 đến thăm Việt Nam, liệu bà có thăm lại nơi đây không?, bà Terry trả lời là : “ Có”. Vậy có thực sự là Bát Tràng chưa đủ hấp dẫn đối với khách du lịch không? Hay chính công tác quảng bá cho địa điểm này chưa thực sự hấp đẫn khách du lịch? “ Công tác PR, quảng bá hoạt động du lịch là rất quan trọng đối với Bát Tràng vào lúc này”– chị Bích khẳng định.

cac-ma%cc%a3%cc%86t-hang-go%cc%82m-bat-trang-ra%cc%82t-da-da%cc%a3ng-ngoctun-com

Về phía người dân, đã có những tín hiệu đầu tiên cho việc mở mang dịch vụ du lịch, khi đến chợ gốm cổ Bát Tràng, các dịch vụ như ăn uống, giải khát, trông xe và đặc biệt là dịch vụ “sân chơi gốm” khá phát triển. Tuy vậy, những dịch vụ hàng quán như thế này chỉ mang tính nhỏ lẻ và tự phát. Quan sát trước khu chợ gốm cổ, xuất hiện rất nhiều hàng quán ăn uống nhưng chỉ là những quán nhỏ, tối, nhìn thiếu thẩm mĩ và chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bãi đỗ xe ô tô nhỏ hẹp và chắc chắn khó có thể đáp ứng được nhu cầu nếu có những xe du lịch cỡ lớn đến đây, nơi gửi xe máy nhìn khá “ hoang sơ” và tạm bợ, vé xe xé xong vứt bừa bãi dưới nền đất… Khi đi sâu vào khu chợ với tổng diện tích khoảng 5000 m2 với trên 100 gian hàng, những gian hàng ở đây nhỏ và là những sạp nhà tạm như công xưởng, lối đi nhỏ hẹp, điều đó khiến khó khăn trong việc di chuyển và chọn, xem hàng của người mua…Với cơ sở hạ tầng như thế này, liệu Bát Tràng đã sẵn sàng để phát triển ngành du lịch hay chưa?

khu-a%cc%86n-uo%cc%82ng-lu%cc%a3p-xu%cc%a3p-o%cc%9b%cc%89-be%cc%82n-ca%cc%a3nh-ba%cc%83i-do%cc%82%cc%83-xe-oto-ngoctun-com

Người dân muốn…

Khi trò chuyện với ông Nguyễn Văn Hưng – người làng Bát Tràng, đồng thời là một nghệ nhân lâu năm ở đây, ông khẳng định: “Dân Bát Tràng muốn làm du lịch và cần có du lịch để phát triển địa phương, nhưng để làm được điều này thì cần phải có sự phối hợp của nhiều bên, và hiện này thì chưa có đơn vị nào đứng ra làm” . Thực vậy, tuy đã manh nha một số dịch vụ nhưng chỉ mang tính chất nhỏ lẻ tự phát nhằm phục vụ nhu cầu của khách tới chợ gốm. Ông Hưng chia sẻ thêm: “Đặc điểm của làng nghề là tập trung nhưng chỉ đạo sản xuất lại không tập trung vì thế việc chỉ đạo làm ăn là rất khó khăn”. Người dân muốn làm du lịch nhưng cần sự hướng dẫn, chỉ dạo, lên kế hoạch của chính quyền, các cấp lãnh đạo, sự phối kết hợp của các công ty di lịch lữ hành.

Chính quyền đồng ý…

Về phía chính quyền, chúng tôi đã tìm gặp và trao đổi với ông Đào Xuân Hùng- bí thư đảng ủy, chủ UBND xã Bát Tràng. Ông chia sẻ xã rất ủng hộ hướng làm này, đây là mục tiêu, phương hướng của xã và đã được đề cập trong đề án “ Nông thôn mới”. Đồng thời ông khẳng định Bát Tràng có đầy đủ các điều kiện như làng cổ, nghề truyền thống, các di tích lịch sử, tuy vậy sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan chưa nhịp nhàng, theo kiểu “ ai làm việc người ấy”. “ Bát Tràng hướng tới việc xây dựng du lịch văn hóa, nhưng để làm được việc này thì cần thời gian chuẩn bị và sự ủng hộ của cấp trên bằng việc thiết lập các chính sách, cơ chế mới” – ông Hùng trao đổi.

mo%cc%a3%cc%82t-doan-khach-du-li%cc%a3ch-nu%cc%9bo%cc%9bc-ngoai-de%cc%82n-tha%cc%86m-quan-bat-trang-ngoctun-com

Phát triển du lịch văn hóa đã xuất hiện tại nhiều địa phương. Bát Tràng hội tụ rất nhiều đặc điểm để phát triển ngành dịch vụ này: có làng cổ, nghề cổ truyền, vị trí địa lí thuận lợi là cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 14km, giao thông thuận lợi cả về đường bộ và đường sông. Phát triển du lịch văn hóa không chỉ mang lợi lợi ích cho nhân dân, địa phương mà còn mang lại lợi ích cho nền văn hóa nước nhà và sự phát triển của việc xuất khẩu gốm sứ sang các thị trường khác. Thông qua việc thăm quan làng gốm, khách du lịch hiểu thêm về văn hóa của Bát Tràng và văn hóa Việt Nam, mua những sản phẩm gốm về và dùng những gì đã tận mắt chứng kiến ở Bát Tràng giới thiệu cho bạn bè ở quê hương họ. Không chỉ có vai trò quan trọng trong việc giới thiệu với bạn bè quốc tế hình ảnh của Việt Nam, việc phát triển du lịch văn hóa còn hướng tới tối tượng là thế hệ trẻ Việt Nam, đến xem, tận mắt nhìn và tự tay làm ra các sản phẩm gốm sẽ giúp các bạn trẻ thêm yêu quý và tự hào về văn hóa ngàn năm văn hiến của đất nước mình.

Người dân đã muốn, chính quyền cũng rất đồng tình, tất cả vấn đề là những chủ trương, chính sách của các ban ngành liên quan và sự “ ra tay” của các công ty du lịch, lữ hành để quảng bá, phát triển du lịch văn hóa tại Bát Tràng.

                                                                                                                                         Lê Ngọc

Note: Bài viết là bài tập trong chương trình “Nâng cao năng lực nhá báo trẻ Việt Nam” do đại sứ quán Mỹ tài trợ mà Ngọc có cơ hội tham gia vào cuối năm 2011.